Trong quá trình mang bầu, các mẹ không những cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng cho thai nhi mà còn phải tìm hiểu về việc tiêm phòng cho bà bầu cũng như những tác dụng phụ cần lưu ý khi tiêm.
Bạn đang xem: Thời gian tiêm phòng cho bà bầu
Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, tiêm phòng cho bà bầu là bước đệm quan trọng để ngăn ngừa một số vi khuẩn, virus gây bệnh cho cả mẹ và bé trong suốt 9 tháng 10 ngày thai kỳ. Dưới đây là các mũi vắc xin cần tiêm trước và trong khi mang thai mà các mẹ cần ghi nhớ.
Lịch tiêm phòng cho bà bầu
Trước khi mang thai chị em cần thực hiện đầy đủ các mũi tiêm trên để chuẩn bị tốt nhất cho thai kỳ. Và trong khi mang thai, việc tiêm phòng cho mẹ bầu cũng vô cùng quan trọng. Các bác sĩ khuyến cáo phụ nữ mang bầu cần được tiêm vắc xin uốn ván để phòng uốn ván cho cả mẹ và bé. Nếu đang mang thai lần đầu, trong 5 năm trở lại đây chưa từng tiêm vắc xin uốn ván thì mẹ bầu sẽ phải tiêm 2 mũi, mũi đầu và mũi nhắc lại sau ít nhất 4 tuần và tối thiểu cách thời điểm dự sinh 1 tháng. Ngoài ra, theo tổ chức y tế thế giới và CDC còn khuyến cáo: phụ nữ mang thai có thể tiêm vắc xin phòng bạch hầu- ho gà – uốn ván vào tuần thai từ 27 – 35 tuần để phòng ho gà sớm cho trẻ sơ sinh nếu trước khi mang bầu chưa tiêm vắc xin này.
Sau đây là lịch tiêm phòng cho bà bầu chị em nên ghi nhớ để đi tiêm đầy đủ.
Xem thêm: Gợi Ý Những Lời Chúc Ngày Thầy Thuốc Việt Nam 27 2 7/2 (27/2/1955
Các chị em nên đi tiêm phòng đầy đủ trước và trong khi mang thai
Trung tâm y tế dự phòng hay các bệnh viện sản khoa, bệnh viện đa khoa đều có dịch vụ tiêm chủng. Những chị em ở các thành phố lớn nên đến trung tâm y tế dự phòng của thành phố hoặc các bệnh viện lớn, các cơ sở uy tín được chứng nhận cấp phép bởi Bộ y tế để đảm bảo chất lượng và an toàn.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh, đơn vị trực thuộc Sở Y tế tỉnh. Là địa chỉ tin cậy và an toàn nhất trong tiêm chủng cho trẻ em và người lớn trên địa bàn toàn tỉnh Bắc Ninh.
Với các mũi tiêm phòng đặc biệt là mũi tiêm phòng uốn ván, chị em cần lưu ý vì hiện tượng sốt nhẹ sau khi tiêm, sưng đau vị trí tiêm. Vắc xin phòng cúm có thể gây hiện tượng giả cúm như hắt hơi, chảy nước mũi 1-2 ngày sau tiêm vắc xin. Đây là dấu hiệu bình thường nên chị em không cần quá lo lắng. Hiện tượng sốt nhẹ, người mệt mỏi, đau buốt vị trí bắp tay khi tiêm sẽ giảm sau vài ngày; hiện tượng giả cúm cũng sẽ tự khỏi không cần dùng thuốc.
Để hạ sốt, bạn có thể tham khảo một vài cách sau đây:
Hạ sốt bằng cách chườm khăn ấm hoặc dùng khăn ấm lau người, đặc biệt là những vị trí như bẹn, nách, lưng…Bổ sung nhiều rau xanh và trái cây giàu vitaminKhông sử dụng thuốc khi không có sự cho phép của bác sĩNếu trình trạng sốt kéo dài hơn 3, 4 ngày, sốt cao, mệt mỏi, ngủ li bì, mẹ bầu hãy đến bệnh viện kiểm tra ngay.Khi gặp triệu chứng giả cúm như hắt hơi, chảy nước mũi sau khi tiêm vắc xin phòng cúm có thể dùng nước muối sinh lý rửa sạch mũi để giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn, dễ thở hơn
Tiêm phòng đầy đủ cho mẹ bầu, chuẩn bị sức khỏe tốt nhất để chào đón bé yêu
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh cung cấp đầy đủ các loại vắc xin tiêm chủng theo các phác đồ cập nhật với các loại vắc xin và lịch tiêm chủng. Tất cả các sinh phẩm, vắc xin tại Trung tâm đều có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng cao, được sản xuất tại châu Âu, châu Mỹ, Việt Nam; được bảo quản trên dây chuyền lạnh theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt của Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới Khách hàng được thăm khám sàng lọc kỹ càng trước khi tiêm, đồng thời theo dõi sức khỏe sau tiêm để đảm bảo an toàn và hiệu quả tiêm chủng cao nhất.
Trên đây là những thông tin về việc tiêm phòng cho bà bầu cũng như các mũi tiêm cần thiết các chị cần biết. Hy vọng những thông tin hữu ích này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về việc chăm sóc sức khỏe bản thân và thai nhi. Chúc bạn và em bé mạnh khỏe, mẹ tròn con vuông!